Cách cải thiện chức năng hệ tĩnh mạch chi dưới

 

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý tim mạch mạn tính thường xảy ra nhiều nhất ở hệ thống 2 chi dưới hay 2 chân. Và suy giãn tĩnh mạch chi dưới là trường hợp phổ biến nhất của bệnh lý này. Rất nhiều người thắc mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới có nguy hiểm không, mức độ nguy hiểm như thế nào, nguyên nhân là gì và làm sao để cải thiện chức năng hệ tĩnh mạch chi dưới. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

 

1. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có nguy hiểm không?

 

Suy giãn tĩnh mạch chân hay chi dưới là tình trạng suy yếu thành mạch, các tĩnh mạch ở vùng chân bị giãn nở, căng phồng và giảm chức năng vận chuyển, tuần hoàn máu. Độ tuổi càng cao thì nguy cơ suy giãn tĩnh mạch sẽ càng lớn do cơ thể bị già yếu và lão hóa. 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường xảy ra ở những người thường xuyên phải đứng nhiều, ngồi nhiều, ít vận động đi lại, hay mặc quần bó sát, đi dép chật, hay đi giày cao gót… khiến các tĩnh mạch ở chân thường xuyên chịu áp lực, dễ bị ứ đọng máu xấu.

Bên cạnh đó, sự rối loạn nội tiết hay di truyền cũng là những yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.

 

Hình 1. Suy giãn tĩnh mạch tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng (hình minh họa)

 

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới ngày càng trở nên phổ biến và có tác động lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta hiện nay.

Các trường hợp nặng gây lở loét hoại tử làm bệnh nhân rất đau đớn và không thể đi đứng được. Biến chứng nguy hiểm nhất là huyết khối tĩnh mạch – sự hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch gây tắc mạch và đe dọa lớn đến tính mạng người bệnh.

 

2. Cách cải thiện chức năng hệ tĩnh mạch chi dưới

 

+ Sử dụng thuốc kết hợp thêm thảo dược thiên nhiên

Thuốc là phương pháp điều trị chính trong giai đoạn suy giãn tĩnh mạch vừa và nhẹ nhưng người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng hay tự ý sử dụng thuốc tây y trong điều trị bệnh.

Bởi vì các thuốc tây y đa phần chỉ chú trọng mục tiêu giảm triệu chứng cho người bệnh, không loại bỏ được căn nguyên gây bệnh nên sau khi ngừng sử dụng triệu chứng sẽ tái phát trở lại.

Còn thuốc đông y thì có tác dụng bền vững và lâu dài hơn, lành tính nhưng tác dụng chậm. 

Để tăng cường hiệu quả cũng như hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc tây thì sử dụng thảo dược thiên nhiên là giải pháp tối ưu cho người bệnh.

Bởi vì cơ chế tác dụng của các thảo dược là tác động vào sâu căn nguyên của bệnh nên sẽ mang lại kết quả bền vững hơn. Hơn nữa, thảo dược thiên nhiên còn lành tính, an toàn và không gây tác dụng phụ.

 

+Tăng cường sử dụng chức năng bơm của cơ

Tránh đứng bất động trong thời gian dài, tư thế ngồi bắt chéo chân, hoặc tình trạng tĩnh tại lâu. Khuyến khích hoạt động thể chất phù hợp, giúp tăng cường khả năng vận chuyển máu từ chân về tim như đi bộ, bơi lội hay các bài tập yoga có động tác nâng cao chân.

Để nâng cao hiệu quả, người bệnh nên dùng vớ y khoa trong tập luyện. 

 

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho hồi lưu tĩnh mạch

Nâng cao chân của bạn bất cứ khi nào có thể sẽ thúc đẩy máu lưu thông qua các tĩnh mạch chân về tim tốt hơn. Giúp giảm một số triệu chứng khó chịu, sưng và các triệu chứng khác liên quan đến tĩnh mạch.

Nâng cao phía cuối giường ngủ khoảng 5 – 10 cm, hoặc tập vận động chân giống như đạp xe trong không khí trước khi ngủ.

 

Hình 2. Động tác đạp xe trong không khí giúp thúc đẩy máu lưu thông đến các chi tốt hơn (hình minh họa)

 

+ Thay đổi thói quen

Có những thay đổi thói quen giúp giảm đau và trì hoãn, thậm chí ngăn các suy giãn tĩnh mạch khác hình thành:

* Bỏ hút thuốc: Hút thuốc lá độc hại cho mỗi tế bào trong mọi bộ phận của cơ thể. Hút thuốc thúc đẩy mọi dạng suy giãn tĩnh mạch.

Nicotin trong thuốc lá làm cứng các mạch máu trong tất cả các bộ phận của cơ thể, tạo ra tình trạng viêm, gây tổn thương tế bào, tăng huyết áp và làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường. Bỏ hút thuốc lá là một bước tiến lớn trong việc cải thiện sức khỏe tĩnh mạch của bạn.

* Giảm căng thẳng: Khi cơ thể bị stress sẽ tăng sinh một số nội tiết tố làm sung huyết, phù nề ở các tĩnh mạch. Stress gây ăn uống kém và căng thẳng cảm xúc có thể đặt ảnh hưởng nặng nề lên tuyến thượng thận, dẫn đến bệnh tĩnh mạch nặng hơn.

* Hạn chế sử dụng kem chống nắng và phơi nắng: Kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da nhưng ánh nắng mặt trời gây sức nóng làm giãn tĩnh mạch thêm.

Bệnh nhân giãn tĩnh mạch cũng cần lưu ý: không tắm hoặc ngâm mình trong nước nóng lâu, không xoa dầu nóng, cũng như không chườm nóng chân.

* Lựa chọn quần áo và giày dép phù hợp: không mặc quần áo bó sát, hạn chế mang giày cao gót, không đi dép chật

 

3. Chế độ ăn uống hợp lý

 

Bệnh nhân nên tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và E – 2 dưỡng chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.

Uống đủ nước và chất lỏng để nhu động ruột đều đặn. Tiêu hóa và bài tiết tốt làm giảm áp lực trong ổ bụng, từ đó giảm áp lực tích tụ trong tĩnh mạch của đôi chân.

 

4. Thực phẩm bổ sung Xơ Tổng Hợp

 

Hình 3. Xơ Tổng Hợp mang sức khỏe đến gia đình bạn (hình minh họa)

 

Một phương pháp tuyệt vời giúp bổ sung chất xơ hiệu quả đó là thực phẩm bổ sung Xơ Tổng Hợp. Đúng như tên gọi, Xơ Tổng Hợp có thành phần giàu chất xơ như bột mầm đại mạch, rau củ quả, inulin, FOS,… giúp mát gan, đẹp da, trị mụn, cải thiện vóc dáng.

Ngoài ra còn giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết, Cholesterol, giảm các triệu chứng táo bón, giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, trĩ, béo phì, đường ruột hiệu quả… Xơ Tổng Hợp mang sức khỏe đến gia đình bạn.

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác