Dấu hiệu điển hình khi trẻ thiếu Xơ Tổng Hợp

 

1. Chất xơ là gì?

 

Chất xơ là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Chất xơ được biết đến như một thành phần thô hay một phần của thực vật mà cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa và hấp thụ được. Bởi vì không được tiêu hóa nên nó giữ nguyên trạng khi đi qua dạ dày, ruột non và đại tràng, sau đó được thải ra khỏi cơ thể. 

 

Hình 1. Chất xơ có vai trò quan trọng trong cơ thể (hình minh họa)

 

Về cơ bản, chất xơ có 2 loại:

Chất xơ hòa tan: Đây là loại chất xơ tan trong nước, thường thấy trong các thực phẩm như đậu Hà Lan, cà rốt, các loại hạt, táo, lúa mạch, các loại trái cây có múi… Nó là một dạng chất giống như gel, có tác dụng giảm cholesterol trong máu và đường huyết.

Chất xơ không hòa tan: thường có trong các loại hạt, đậu, súp lơ, khoai tây… Chất xơ dạng này thúc đẩy quá trình đưa các chất vào hệ tiêu hóa và làm tăng lượng phân thải ra.  

 

2. Tại sao trẻ cần chất xơ?

 

Lợi ích của chất xơ đối với hệ tiêu hóa của trẻ là rất lớn. Theo các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng, chất xơ, đặc biệt là của ngũ cốc có tác dụng bảo vệ ruột kết. Chúng làm tăng thể tích phân, làm loãng các chất gây ung thư khi tiếp xúc với thành của ruột kết và thúc đẩy hoạt động của ruột để tống các độc tố ra ngoài nhanh hơn. 

 

Hình 2. Trẻ em cần được bổ sung chất xơ (hình minh họa)

 

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị táo bón và chất xơ chính là liều thuốc giúp điều trị triệu chứng này. Khi vào ruột, chất xơ hút nước và trương lên làm tăng thể tích và làm mềm phân. Bên cạnh đó, nó còn kích thích thành ruột, làm tăng nhu động ruột tăng co bóp để tống phân ra ngoài.

Chất xơ giúp việc đi ngoài của trẻ được thực hiện đều đặn, từ đó giúp cơ thể thải độc thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ phân vào máu. Ngoài ra, chất xơ còn giúp hệ lợi khuẩn của đường ruột phát triển, bổ trợ tốt cho hoạt động phân giải, hấp thụ thức ăn và các chất dư thừa. 

 

3. Dấu hiệu khi trẻ thiếu chất xơ

 

Táo bón

 

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm các nguyên nhân bệnh lý như phình đại tràng bẩm sinh, dị tật ở đường tiêu hóa; do dùng kháng sinh thường xuyên gây loạn khuẩn đường ruột; do thói quen uống ít nước, ăn quá nhiều chất đạm và ăn ít chất xơ, lười vận động và không đi đại tiện đúng giờ hằng ngày.

 

Hình 2. Chế độ ăn thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón (hình minh họa)

 

Tuy nhiên 95% trẻ bị táo bón hiện nay là do chế độ ăn chưa phù hợp, trong đó việc thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn là quan trọng nhất. Táo bón khiến trẻ đau đớn, khó chịu, giảm cảm giác thèm ăn, bỏ bữa, hay cáu gắt, quấy khóc, nếu không được khắc phục kịp thời và đúng phương pháp sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.

 

Nhanh đói

 

Ăn nhiều chất xơ giúp no lâu hơn so với bữa ăn nhiều carbohydrate do chất xơ hòa tan hình thành một chất giống như gel trong hệ tiêu hóa khiến cơ thể hấp thu dinh dưỡng chậm hơn.

Trẻ em hiếu động thường vận động khá nhiều nên dễ tiêu hao năng lượng, lại thêm việc kén ăn rau quả hoặc ăn ít chất xơ sẽ khiến trẻ cảm thấy nhanh đói hơn.

 

Dễ tăng cân

 

Ăn ít chất xơ khiến trẻ nhanh đói và do vậy, trẻ ăn nhiều hơn. Đặc biệt, những trẻ lười ăn rau thì thường ăn các thức ăn nhiều carbohydrate để bù đắp cơn đói. Đây là nguyên nhân khiến trẻ tăng cân không kiểm soát nếu chế độ ăn này diễn ra trong một thời gian dài.

 

Hình 3. Nguy cơ béo phì ở trẻ (hình minh họa)

 

Chất xơ có nhiều lợi ích đối với trẻ, tuy nhiên bổ sung chất xơ quá nhiều có thể gây hại đến việc hấp thụ một số thức ăn đồng hóa trực tiếp như sắt, kẽm; gây chướng bụng, đầy hơi, mất cảm giác ngon miệng. Vì vậy, khi tăng chất xơ cho trẻ cần tăng từ từ và không quên cho trẻ uống đủ nước bạn nhé!

 

3. Thực phẩm bổ sung Xơ Tổng Hợp

 

Chất xơ đóng vai trò quan trọng như vậy đối với sự phát triển của trẻ nhỏ nên các bà mẹ nên tránh những sai lầm trong việc bổ sung chất xơ cho trẻ. Xơ Tổng Hợp có thành phần giàu chất xơ như bột mầm đại mạch, rau củ quả, inulin, FOS,… Xơ Tổng Hợp bổ sung một lượng chất xơ đầy đủ và rất an toàn. Xơ Tổng Hợp dùng được cho trẻ trên 2 tuổi và cả người già.

(Xơ Tổng Hợp không dùng được cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai)

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác