Các vấn đề về tim đang ngày càng gia tăng và trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều người đặc biệt là người cao tuổi. Để giảm nguy có mắc các bệnh tim mạch thì cần phải chủ động phòng tránh bằng các biện pháp hàng ngày một cách liên tục. Biện pháp tốt nhất là phòng bệnh qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Sau đây là 6 bước đơn giản giúp bạn phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.
1. Kiểm soát khẩu phần ăn
Kiểm soát khẩu phần ăn là bước đầu tiên trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch. Lượng thức ăn bạn tiêu thụ vào cơ thể là vô cùng quan trọng. Nếu bạn ăn quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa lượng calo hơn mức cần thiết.
Tốt nhất, bạn nên chọn cho mình những thực phẩm ít năng lượng, giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như trái cây, rau quả tươi; hạn chế ăn những loại thức ăn chứa hàm lượng calo cao, giàu natri, ví dụ như thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh.
Hình 1. Cần lên kế hoạch để có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng mà lành mạnh (hình minh họa)
Chiến lược này có thể giúp bạn cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh hơn, mang lại một trái tim khỏe mạnh và một vòng eo lý tưởng.
2. Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây.
Rau xanh và trái cây dồi dào chất xơ rất tốt cho cơ thể trong việc tiêu hóa và có lợi cho tim mạch. Đặc điểm nổi trội của loại thực phẩm này là ít năng lượng (calo), giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Rau và trái cây cũng giống như các loại thực vật hoặc thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác, có chứa các chất có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp bạn cắt giảm thực phẩm có lượng calo cao hơn, chẳng hạn như thịt, phô mai và đồ ăn nhanh.
Hình 2. Rau xanh và trái cây giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả (hình minh họa)
3. Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời và có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác có vai trò thiết yếu trong việc điều hòa huyết áp và sức khỏe của tim.
Bạn có thể tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn có lợi cho tim bằng cách thay thế cho các sản phẩm ngũ cốc tinh chế. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt bạn có thể sử dụng ví dụ như ngũ cốc nguyên hạt farro, quinoa hoặc lúa mạch…
Hình 3. Ngũ cốc cũng là nguồn bổ sung chất xơ tốt cho hệ tim mạch (hình minh họa)
4. Hạn chế sử dụng chất béo
Những loại chất béo không lành lạnh mang lại rất nhiều nguy cơ cho cơ thể mà chúng ta không thể lường trước được. Một trong những bước quan trọng để giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành là hạn chế sử dụng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Nồng độ cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến sự tích tụ các mảng bám trong động mạch, gây ra bệnh xơ vữa động mạch, có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
5. Sử dụng thực phẩm ít chất béo
Các loại đạm chứa ít chất béo là một sự lựa chọn thông minh để phòng ngừa các vấn đề về tim mạch.
Một số thực phẩm cung cấp nguồn protein tốt nhất cho bạn như thịt nạc, thịt gia cầm và cá, các sản phẩm từ sữa ít béo và trứng những loại ít chất béo hơn, ví dụ như sữa tách kem thay vì sữa nguyên chất và ức gà không da thay vì gà rán.
Cá là một lựa chọn tuyệt vời thay cho các loại thịt nhiều chất béo. Các loại cá giàu axit béo omega-3 ví dụ như cá hồi, cá thu và cá trích, giúp làm giảm triglyceride trong máu.
Hình 4. Cá hồi giúp làm giảm triglyceride trong máu (hình minh họa)
6. Giảm lượng muối nạp vào cơ thể
Nạp một lượng muối quá lớn vào cơ thể gây ra các vấn đề lớn cho sức khỏe nếu trong một thời gian dài. Ăn nhiều muối có thể góp phần gây ra huyết áp cao, nguy cơ cao bị mắc các bệnh tim mạch.
Để có một trái tim khỏe mạnh, bạn nên giảm lượng muối tiêu thụ trong chế độ ăn hàng ngày. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị rằng: đối với những người trưởng thành khỏe mạnh nên sử dụng không quá 2.300 miligam (mg) muối mỗi ngày (khoảng một muỗng cà phê muối). Mức lý tưởng nhất là dưới 1.500mg muối mỗi ngày.
Dưới đây là một số gợi ý về lượng muối trong các loại thực phẩm:
+ Thực phẩm ít muối:
Gia vị không chứa muối hoặc giảm muối
Rau thơm
Thức ăn sẵn giảm muối
+ Thực phẩm chứa nhiều muối:
Muối ăn
Thức ăn đã qua chế biến
Tương cà
Các gói gia vị chế biến sẵn
Hình 5. Nên hạn chế sử dụng các loại gói gia vị chế biến sẵn (hình minh họa)
7. Thực phẩm bổ sung Xơ Tổng Hợp
Hình 6. Xơ Tổng Hợp mang sức khỏe đến gia đình bạn (hình minh họa)
Một phương pháp tuyệt vời giúp bổ sung chất xơ hiệu quả đó là thực phẩm bổ sung Xơ Tổng Hợp. Đúng như tên gọi, Xơ Tổng Hợp có thành phần giàu chất xơ như bột mầm đại mạch, rau củ quả, inulin, FOS,… giúp mát gan, đẹp da, trị mụn, cải thiện vóc dáng.
Ngoài ra còn giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết, Cholesterol, giảm các triệu chứng táo bón, giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, trĩ, béo phì, đường ruột hiệu quả… Xơ Tổng Hợp mang sức khỏe đến gia đình bạn.