Chất xơ là dưỡng chất rất cần thiết đối với cơ thể, do vậy nó trở thành một thành phần quan trọng và không thể thiếu trong chế độ ăn uống hằng ngày. Không những giúp cải thiện hệ tiêu hóa, kiểm soát lượng cholesterol và lượng đường trong cơ thể, mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, táo bón mà nó còn hỗ trợ ngăn ngừa một số loại ung thư nguy hiểm như ung thư đường ruột, ung thư trực tràng…
Hình 1. Từ lâu chất xơ đã được biết đến là một loại thực phẩm tốt cho cơ thể (hình minh họa)
1. Vì sao chất xơ có liên quan đến bệnh viêm đại tràng?
Như chúng ta đã biết, một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi cơ thể thiếu chất xơ là táo bón. Táo bón lâu ngày dẫn tới giãn trực tràng, trĩ và nguy cơ ung thư đại tràng cao. Chất xơ được chia thành hai loại: chất xơ hòa tan và không hòa tan.
+ Chất xơ hòa tan thường được tìm thấy trong các loại rau củ, trái cây có độ nhớt cao như rau đay, rau mồng tơi, thanh long, các loại đậu ngự, đậu nành, tinh dầu hạt lanh…
Chúng có khả năng tan trong chất lỏng, vào đường ruột dưới dạng gel; có tác dụng chống táo bón, tạo cảm giác no lâu, phòng chống béo phì, phòng ngừa tiêu chảy và các rối loạn đường tiêu hóa do loạn khuẩn, giảm cholesterol trong máu.
+ Chất xơ không hòa tan có đặc tính thẩm thấu nước trong ruột, trương lên tạo điều kiện cho chất thải dễ thoát ra ngoài, có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa táo bón.
Ngoài ra, chất xơ không hòa tan đối với cơ thể người có tác dụng tốt, có thể làm giảm đường trong máu, chống béo phì và ngăn ngừa ung thư.
Các loại thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan như gạo lứt, lúa mạch, lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau quả xanh…
Hình 2. Các loại chất xơ hòa tan và không hòa tan (hình minh họa)
2. Tác dụng của chất xơ với sức khỏe và bệnh viêm đại tràng
Tuy chất xơ không sinh năng lượng như các chất đạm, bột đường, béo nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng nhờ tác dụng của nó đối với ruột già, cholesterol máu và đường máu…
+ Tại dạ dày:
Chất xơ không bị tiêu hóa bởi các enzyme nên còn nguyên vẹn, tính nhớt của chất xơ tan làm cho thức ăn dính lại thành một khối. Kết quả là thức ăn chậm di chuyển từ dạ dày sang tá tràng.
+ Tại ruột non:
Sự tạo khối của thức ăn dưới dạng gel hạn chế tác động của các enzym đường ruột lên các chất mỡ, chất đạm, chất đường.
Hạn chế hấp thu các thực phẩm ăn vào qua cơ chế hạn chế tiếp xúc với niêm mạc ruột. Hiệu quả là giảm hấp thu các dưỡng chất, giảm chuyển hóa năng lương, giảm chỉ số đường huyết của các bữa ăn.
+ Tại ruột già:
Tác động của chất xơ chủ yếu thông qua quá trình lên men, tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, là nguồn năng lượng cho các vi khuẩn tại đại tràng và được cho là có vai trò trong phòng chống ung thư và viêm đại tràng.
3. Nguồn cung cấp chất xơ chống lại viêm đại tràng
Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo: một người lớn cần ăn khoảng 35 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày, trong đó phải đảm bảo trên 400g rau và trái cây. Ăn từ 300g – 400g rau, củ mỗi ngày sẽ nhận được từ 3g – 14g chất xơ.
Các nguồn bổ sung chất xơ:
+ Nhóm ngũ cốc: khoai lang, ngô, khoai mì, đậu xanh, đậu đũa, đậu nành, mè đen…
+ Nhóm rau: măng khô, bông cải xanh, rau má, rau dền, rau ngót, rau đay, rau lang, rau cần, rau muống, cải soong, cải trắng…
+ Nhóm quả: chuối, cam, xoài, táo, lê, quýt, dừa, thanh long, bưởi, dưa…
Hình 3. Bổ sung kết hợp các loại chất xơ giúp cải thiện bệnh viêm đại tràng (hình minh họa)
4. Thực phẩm bổ sung Xơ Tổng Hợp
Hình 4. Xơ Tổng Hợp mang sức khỏe đến gia đình bạn (hình minh họa)
Một phương pháp tuyệt vời giúp bổ sung chất xơ hiệu quả đó là thực phẩm bổ sung Xơ Tổng Hợp. Đúng như tên gọi, Xơ Tổng Hợp có thành phần giàu chất xơ như bột mầm đại mạch, rau củ quả, inulin, FOS,… giúp mát gan, đẹp da, trị mụn, cải thiện vóc dáng.
Ngoài ra còn giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết, Cholesterol, giảm các triệu chứng táo bón, giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, trĩ, béo phì, đường ruột hiệu quả… Xơ Tổng Hợp mang sức khỏe đến gia đình bạn.